Tiêu chuẩn Huân chương Cờ đỏ Lao động

Huân chương cờ đỏ lao động được trao tặng cho công dân Xô Viết, các hiệp hội, liên minh, viện nghiên cứu, tổ chức, các nước cộng hòa tự trị, khu tự trị, lãnh thổ, quận huyện, thành phố và các khu vực khác; nó cũng được trao cho các công dân, các tổ chức, doannh nghiệp nước ngoài[1][5]:

  • cho những thành tựu trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông và các bộ phận khác của nền kinh tế;
  • cho những tăng trưởng trong lao động nhằm nâng cao chất lượng, phát triển và giới thiệu những thành tựu sản xuất mới;
  • cho tiến bộ lớn trong việc tăng năng suất cây trồng nông nghiệp và năng suất chăn nuôi, tăng sản lượng sản xuất và bán các sản phẩm nông nghiệp
  • cho những đóng góp phát triển khoa học và công nghệ, giới thiệu những thành tựu mới cho nền kinh tế quốc dân, những phát minh sáng chế có ý nghĩa lớn
  • những đóng góp nền an ninh quốc phòng;
  • những đóng góp nền văn hóa nghệ thuật;
  • những đóng góp nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, những thành tích đặc biệt về y tế, thương mại, nhà ở, dịch vụ công cộng;
  • những thành tích đặc biệt trong thể dục thể thao;
  • những đóng góp trong lĩnh vực pháp luật;
  • những đóng góp cho nền kinh tê, khoa học kĩ thuật,văn hóa cho các nước hợp tác với Liên Xô.[1][5]

Huân chương cờ đỏ có thể được trao tặng nhiều lần cho cá nhân và tổ chức.[3]

Huân chương cờ đỏ được đeo ở bên trái ngực.[1] Nếu cùng đeo với huy chương của Liên bang Nga thì cái sau được ưu tiên.[7]